Suy thoái kinh tế là một hiện tượng xảy ra trung bình ba năm rưỡi cho đến sáu năm một lần [1].
Giữa thập niên 70, các cuộc suy thoái được các nhà phân tích đánh dấu bằng sự suy giảm trong tăng trưởng ít nhất hai quý liên tiếp. Ngày nay, một cuộc suy thoái toàn cầu được định nghĩa bởi sự thu nhỏ cùng lúc, liên tục của những nền kinh tế chính trên thế giới [2]. Kéo dài nhiều hơn vài tháng, các cuộc suy thoái có thể gây hại đến tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập, việc làm, và doanh thu bán lẻ của bất kỳ quốc gia nào [3].
Giờ có phải lúc chuẩn bị cho cuộc suy thoái sắp tới?
Ba năm vừa qua đã chứng kiến cách mà COVID-19 và cuộc chiến Ukraina làm cho nền kinh tế thế giới chịu nhiều tổn hại. Thiếu hụt những sản phẩm thiết yếu – từ chất bán dẫn và lúa gạo, đến gỗ và khoai tây – đang ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên thế giới [4].
Giá cả các mặt hàng thường ngày đang leo thang do lạm phát, từ đó đẩy chi phí sinh hoạt tăng cao. Điều này sau đó lại tạo ra một sự sụt giảm trong niềm tin người tiêu dùng và chi tiêu, kéo theo doanh thu và thuế lao dốc.
Trên khắp thế giới, các công ty phải cắt giảm nhân sự, và tâm lý lo lắng của các nhà đầu tư khiến cho thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái kém hiệu quả do nỗi sợ gây ra. Chỉ số S&P 500 giảm 20% từ đầu năm đến nay, chạm mức sáu tháng đầu năm thấp kỷ lục kể từ năm 1970 vào ngày 30/6 vừa qua. Bên cạnh đó, chỉ số Dow Jones Industrial Average cũng tụt 15%, trong khi chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm gần 30% kể từ đầu năm 2022 [5].
Suy thoái và chu kỳ kinh tế
Theo chu kỳ kinh tế – theo dõi sự chuyển động của nền kinh tế theo thời gian, thế giới đang ở trong một giai đoạn suy thoái điển hình.
Giai đoạn 1: Đỉnh. Nền kinh tế ở trong trạng thái mạnh mẽ nhất. GDP, việc làm, thu nhập, và tiêu dùng tăng trưởng đều. Giá cổ phiếu, cổ phần và cổ tức đều đạt đỉnh.
Giai đoạn 2: Suy thoái. GDP, việc làm, và thu nhập bắt đầu suy yếu do tác động của những sự kiện không thể lường trước như chiến tranh (Ukraina), giảm tiêu dùng (COVID-19), hoặc thiếu hụt nguồn cung (do COVID-19 hoặc chiến tranh). Giá cổ phiếu lao dốc, khiến cho nhiều nhà đầu tư cùng lúc rời khỏi thị trường. Khi cả lương công nhân và giá cả tiêu dùng đều không thay đổi nhiều, các công ty đành phải cắt giảm thêm nhân công, người tiêu dùng chi tiêu ngày càng ít.
Giai đoạn 3: Đáy. GDP và việc làm chạm mức thấp nhất – sau đó tăng trở lại. Sau một kỳ suy thoái kéo dài, các doanh nghiệp bắt đầu hồi sinh, cổ phiếu bắt đầu hồi phục, và cả chi tiêu và đầu tư đều tăng trở lại.
Giai đoạn: Phục hồi và mở rộng. Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại, tạo điều kiện cho các công ty thuê thêm người và cạnh tranh để có được nhân lực. Tiền trong túi nhiều hơn, mọi người bắt đầu chi tiêu mạnh tay hơn. Các công ty sau đó lại tăng giá sản phẩm và dịch vụ của mình, dẫn đến lạm phát. Lạm phát thường bắt đầu xuất hiện thấp và chậm, nhưng khi trở nên quá cao, lạm phát khiến cho sự tăng trưởng của nền kinh tế dừng lại. Điều này bắt đầu một chu kỳ kinh tế mới [6].
Lạm phát có thể ảnh hưởng gì đến bạn
Khi nền kinh tế thế giới đang ngồi chờ một cuộc suy thoái sắp đến, chúng ta cần phải hiểu những khó khăn mà nó sẽ mang lại.
- Suy thoái có thể ảnh hưởng đến sự ổn định thu nhập và chi tiêu của bạn. Dựa trên chu kỳ kinh tế, khi GDP tiếp tục giảm, các công ty sẽ có khả năng cắt giảm tiền lương và nhân sự.
- Suy thoái ảnh hưởng đến kết quả đầu tư danh mục của bạn. Suy thoái có thể khiến cho các thị trường cực kỳ biến động, giá cổ phần và cổ phiếu có thể lao dốc vào thời điểm này. Những điều kiện như vậy không tránh khỏi làm giảm giá trị của hầu hết các danh mục, đặc biệt khi không có sự can thiệp hiệu quả.
- Suy thoái ảnh hưởng đến những khoản đầu tư và giao dịch bạn thực hiện. Suy thoái ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác nhau theo những cách khác nhau. Chẳng hạn như, lĩnh vực tiện ích có thể chống chọi tốt trong giai đoạn này, trong khi bất động sản và công nghiệp bị thiệt hại nặng nề nhất [7].
Làm thế nào để chuẩn bị cho một cuộc suy thoái
- Cân nhắc trái phiếu. Trong một nền kinh tế đang thịnh vượng, lãi suất và giá cổ phiếu thường tăng cao, trong khi giá trái phiếu sẽ giảm. Ngược lại, suy thoái khiến cho lãi suất và giá cổ phiếu giảm, đồng thời kéo giá trái phiếu tăng. Khi một nền kinh tế đang thu nhỏ, trái phiếu có thể bảo vệ khoản đầu tư của bạn tốt hơn so với cổ phiếu [8].
- Tìm hiểu ETF. Đầu tư vào các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) là một cách tốt khác để giảm rủi ro trong suy thoái dựa vào việc đa dạng hóa. Các quỹ theo dõi các lĩnh vực như hàng tiêu dùng thiết yếu và y tế thường có xu hướng mang lại kết quả tốt hơn hoặc đứng vững trong lúc nền kinh tế đi xuống nghiêm trọng nhất. Lựa chọn khác là các quỹ ETF theo dõi trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ [9].
- Tiếp cận toàn cầu. Vì suy thoái ảnh hưởng đến các quốc gia theo cách khác nhau, hãy nhìn xa hơn ra khỏi phạm vi thị trường Hoa Kỳ và Anh tại thời điểm này. Các thị trường mới nổi có quỹ đạo và khung thời gian phát triển riêng, trong khi các ngân hàng trung ương nước ngoài sẽ có những chiến lược mục tiêu nhằm phục hồi suy thoái [10].
- Giao dịch tinh gọn. Việc ưu tiên giữ vốn và chỉ giao dịch trong phạm vi có thể được coi là cách làm khôn ngoan. Điều này đúng hơn bao giờ hết trong thời kỳ suy thoái khi mà có quá nhiều sự không chắc chắn. Bám theo một ngân sách giao dịch chặt chẽ trong thời kỳ này sẽ giúp bảo vệ khả năng thanh toán tài chính giữa lúc thị trường hoạt động không hiệu quả kéo dài [11].
- Tiết kiệm. Suy thoái đe dọa đến việc làm và công việc kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Hãy chuẩn bị tối thiểu một khoản tiết kiệm khẩn cấp tương đương 12-24 tháng để đề phòng trường hợp mất việc. Chiếc lưới an toàn này sẽ phải đủ để chi trả không chỉ chi tiêu hàng tháng, mà còn là vốn giao dịch, khi bạn lên chiến lược cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình.
Xây dựng một danh mục đầu tư chống suy thoái
Việc thực hiện những biện pháp chủ động để bảo vệ danh mục cá nhân sẽ giúp bạn tránh được những tác động tiêu cực mà suy thoái mang lại.
Đa dạng hóa tài sản là một lựa chọn để giữ cho danh mục đầu tư được cân bằng, vì điều này sẽ giúp chia nhỏ và giảm thiểu những rủi ro do suy thoái gây ra. Thêm vào đó, việc duy trì quỹ khẩn cấp đủ để chi trả sinh hoạt hàng ngày và hoạt động giao dịch là một phần không thể thiếu giúp bạn sống sót khi bị mất việc do suy thoái.
Nhà giao dịch CFD có thể lãi hoặc lỗ khi trả phần chênh lệch giá trị của tài sản cơ sở giữa thời điểm đóng và mở vị thế. CFD sử dụng đòn bẩy, cho phép nhà giao dịch giao dịch ký quỹ. Điều này có nghĩa là nhà giao dịch CFD chỉ cần trả một phần giá trị thị trường của tài sản cơ sở, nhưng lại có được tiếp cận lớn hơn cho vị thế mở của mình.
Đòn bẩy này, tuy nhiên, cũng mang đến cho nhà giao dịch CFD rủi ro cao hơn. Khi suy thoái tạo ra độ biến động thị trường lớn, các nhà giao dịch CFD có thể lãi hoặc lỗ, tùy thuộc vào tài sản cơ sở và thời điểm đóng mở vị thế mà họ chọn.
Ngoài ra, Hợp đồng chênh lệch (CFD) cung cấp một lựa chọn nữa để bạn tự chuẩn bị danh mục của mình chống suy thoái thông qua đa dạng hóa. CFD là sản phẩm phái sinh cho phép nhà giao dịch dự đoán chuyển động giá của tài sản cơ sở, mà không cần mua tài sản đó với giá giao ngay [12].
Tại sao CFD có thể giúp bạn chuẩn bị cho kỳ suy thoái sắp tới
Trải dài trên các thị trường toàn cầu và các loại chứng khoán – từ hàng hóa tới quyền chọn, hợp đồng tương lai tới ngoại hối, cổ phiếu, chỉ số tới tiền điện tử – CFD mang lại sự đa dạng tuyệt vời cho danh mục của bạn.
Hơn thế nữa, các nhà giao dịch CFD có thể tạo ra lợi nhuận cả khi thị trường đi lên và đi xuống, vì họ có thể dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ đi theo hướng nào. Chẳng hạn, khi một tài sản như dầu mỏ có vẻ như đang được định giá quá cao ở một thời điểm, nhà giao dịch có thể dùng CFD dầu mỏ để có khả năng hưởng lợi khi giá dầu giảm xuống.
Giống như với bất kỳ công cụ tài chính nào khác, việc thẩm định chuyên sâu là vô cùng cần thiết khi liên quan đến CFD. Việc hiểu rõ cách hoạt động của thị trường và các yếu tố của nó, trong khi theo dõi dữ liệu và phân tích theo thời gian thực, luôn là bước quan trọng để giữ cho danh mục đầu tư của bạn an toàn vượt qua suy thoái.
Bắt đầu giao dịch với Vantage
Tiếp cận thị trường bao gồm ngoại hối, hàng hóa, chỉ số, cổ phần/cổ phiếu, v.v. với chi phí thấp.
Bắt đầu giao dịch bằng cách mở tài khoản thật tại đây hoặc thực hành giao dịch bằng tiền ảo với tài khoản demo.
Bạn cũng có thể đăng ký các hội thảo trực tuyến miễn phí hàng tuần của chúng tôi để phân tích các thị trường cũng như thảo luận về cách thiết lập giao dịch tiềm năng trong tuần.
Tham khảo
- https://www.kiplinger.com/slideshow/investing/t038-s001-recessions-10-facts-you-must-know/index.html, https://www.thebalance.com/the-history-of-recessions-in-the-united-states-3306011
- https://www.weforum.org/agenda/2022/07/global-economic-recession-meaning/
- https://www.forbes.com/advisor/investing/what-is-a-recession/
- https://www.nytimes.com/2021/08/30/business/supply-chain-shortages.html, https://fortune.com/2022/06/19/stressed-supply-chains-mean-summer-shortages-of-shopper-favorites-like-beer-popcorn-sriracha/
- https://www.cnbc.com/2022/07/02/some-experts-say-a-recession-is-coming-how-to-prepare-your-portfolio.html
- https://www.investopedia.com/insights/recession-what-does-it-mean-investors/
- https://www.thebalance.com/best-sectors-for-stages-in-economic-cycle-2466867
- https://www.thebalance.com/how-bonds-affect-the-stock-market-3305603
- https://www.investopedia.com/articles/investing/041615/6-etfs-are-recessionproof.asp, https://www.fool.com/investing/2022/07/18/these-etfs-could-be-best-way-to-invest-recession/
- https://www.fool.com/investing/2022/05/19/3-reasons-you-need-international-stocks-in-your-in/
- https://investor.vanguard.com/investor-resources-education/understanding-investment-types/why-invest-internationally
- https://www.vantagemarkets.com/academy/cfd-oil/